Gỗ HDF là gì? Phân loại & ứng dụng của gỗ HDF

Danh mục bài viết

Gỗ HDF là gì?

Gỗ HDF (High Density Fiberboard) còn được gọi là gỗ ván sợi mật độ cao, là một loại vật liệu công nghiệp phổ biến hiện nay. Chúng được tạo ra bằng cách ép các sợi gỗ hoặc bột gỗ cùng với chất kết dính và một vài thành phần phụ gia khác trong điều kiện nhiệt độ và áp suất cao.

Sản phẩm từ gỗ HDF được tạo ra giúp giảm thiểu chi phí. Đồng thời chất lượng của chúng được thông qua quy trình xử lý nhằm khắc phục những nhược điểm xảy ra với các loại gỗ tự nhiên hay gỗ công nghiệp MDF, MFC…

Thành phần cấu tạo của gỗ HDF là gì?

Gỗ HDF được tạo thành bởi 80-85% chất liệu là gỗ tự nhiên được lấy từ các loại cây rừng trồng ngắn ngày như bạch đàn, cây thông. Thành phần còn lại là các phụ gia làm tăng độ cứng và kết dính cho gỗ.

gỗ hdf là gì

Quy trình xử lý gỗ tự nhiên

Gỗ HDF có cùng nguồn nguyên liệu đầu vào tương tự như MFC và ván MDF nhưng khác nhau về kích thước. Bên cạnh đó, nguyên liệu được nén ép dưới áp suất và nhiệt độ cao hơn nên cho chất gỗ bền và chịu va đập tốt hơn các loại gỗ khác rất nhiều.

Hầu hết các nhà sản xuất đều sử dụng loại lõi HDF đạt tiêu chuẩn E1. Đây là tiêu chuẩn đảm bảo lõi gỗ có đủ độ cứng, bền, và có nguồn gốc tự nhiên, không có hại cho sức khoẻ. Gỗ HDF cao cấp được sản xuất theo tiêu chuẩn E0, thường là từ gỗ sồi châu Âu.

Gỗ HDF có mấy loại?

Có 2 loại gỗ HDF: gỗ HDF thường và Black HDF.

gỗ hdf là gì

Phân loại gỗ HDF

Gỗ công nghiệp Black HDF là loại có màu đen. Nó có cấu tạo giống như gỗ HDF thông thường nhưng nó được nén với 1 lực lớn hơn trong khi sản xuất. Do đó, Black HDF không cần dán nẹp cạnh như các loại gỗ công nghiệp thông thường mà vẫn giữ được độ bền chắc của vật dụng nội thất.

Quy trình sản xuất gỗ HDF

gỗ hdf là gì

Quy trình sản xuất gỗ HDF

Bước 1:  Chế biến bột gỗ từ nguyên liệu gỗ tự nhiên

Gỗ tự nhiên được xử lý bằng cách luộc và sấy khô trong môi trường nhiệt độ cao, từ 1000 C – 2000C. Nguyên liệu gỗ được xử lý hết nhựa và sấy khô hết nước bằng dây chuyền xử lý hiện đại và công nghiệp hoá hoàn toàn.

Bước 2:  Chế tạo tấm ván HDF

Thành phẩm bột gỗ thu được từ gỗ tự nhiên sẽ được kết hợp với các chất phụ gia giúp làm tăng độ cứng của gỗ, xử lý chống mối mọt. Sau đó được ép dưới một áp suất cao (850-870 kg/cm2), định hình thành từng tấm có kích thước 2.000mm x 2.400mm, dày từ 6mm – 24mm tùy theo nhu cầu sản xuất.

Bước 3: Thành phẩm

Các tấm ván gỗ HDF sau khi đã được xử lý bề mặt sẽ được cắt theo kích thước đã được thiết kế định hình. Sau đó cán phủ lớp tạo vân gỗ và lớp phủ bề mặt (thường được làm bằng Melamine Resin kết hợp với sợi thủy tinh) tạo nên một lớp phủ trong suốt, giữ cho màu sắc và vân gỗ luôn ổn định, bảo vệ bề mặt.

Đặc điểm của gỗ HDF

Ưu điểm

  • Có tính cách âm, cách nhiệt tốt. Chính vì vậy nó được ứng dụng phổ biến từ nội thất nhà ở, văn phòng và phòng học, công ty, khách sạn…
  • Gỗ HDF ít chịu ảnh hưởng của nhiệt độ độ ẩm của thời tiết. Do đó chúng ít bị co ngót, cong vênh hay biến dạng sau thời gian dài sử dụng. Loại gỗ này cũng không bị mối mọt đục phá như các sản phẩm được làm từ gỗ tự nhiên nên khách hàng có thể hoàn toàn yên tâm khi sử dụng.
  • Độ cứng cao, chịu được tải trọng lớn, khả năng bám ốc vít tốt
  • Bề mặt nhẵn, đồng nhất, có khả năng kết hợp với nhiều vật liệu bề mặt khác như melamine, laminate, veneer vv…

  • Thân thiện với môi trường, an toàn cho sức khỏe vì trên 80% thành phần là gỗ tự nhiên.

Nhược điểm

  • Giá thành đắt hơn các loại gỗ công nghiệp thông thường
  • Không tạo được các kiểu dáng cong mềm mại cho đồ nội thất. Không thể chạm khắc họa tiết lên bề mặt.
  •   Khó phân biệt với gỗ MDF (tiêu chuẩn) bằng mắt thường.

Ứng dụng của gỗ HDF trong thiết kế nội thất

Gỗ HDF với những tính năng vượt trội của nó được rất thích hợp cho các sản phẩm nội , ngoại thất hiện đại. Chúng tạo ra sự đa dạng về chủng loại, màu sắc, kích thước và kiểu dáng cho người dùng lựa chọn.

Sản phẩm làm từ gỗ HDF phổ biến nhất chính là tủ bếp, tủ quần áo, bàn trang điểm, cửa gỗ, sàn gỗ… Trong đó sàn gỗ công nghiệp là 2 sản phẩm được ưa chuộng nhất trên thị trường.

Tuy giá gỗ HDF cao hơn so với các loại gỗ công nghiệp thông thường nhưng vẫn thấp hơn và mẫu mã đa dạng hơn gỗ tự nhiên. Do đó sản phẩm từ gỗ công nghiệp HDF ngày càng được ưa chuộng.

Cửa gỗ công nghiệp HDF

gỗ hdf là gì

Cửa gỗ công nghiệp HDF

Nhờ khả năng cách âm và cách nhiệt tốt, ván HDF rất thích hợp ứng dụng trong sản xuất cửa gỗ.

Cửa gỗ bằng gỗ hdf là giải pháp vượt trội giúp giảm trọng lượng cánh cửa xuống mức trung bình. Từ đó giúp giảm tải trọng công trình và tránh xảy ra tình trạng xệ cánh, trầy xước trong quá trình thi công và sử dụng.

Sàn gỗ công nghiệp HDF

 Sàn gỗ công nghiệp ngày càng đa dạng với nhiều chủng loại và thương hiệu. Tính cạnh tranh về giá cả, chất lượng cũng góp phần thúc đẩy nhu cầu sử dụng ngày càng cao.

gỗ hdf là gì

Cấu tạo của sàn gỗ công nghiệp HDF

Gỗ hdf hội tụ đủ các ưu điểm của cả gỗ tự nhiên và gỗ công nghiệp. Nó không bị cong vênh, biến dạng trong những khu vực có điều kiện thời tiết và khí hậu thất thường như sàn gỗ tự nhiên. Và cũng chịu trọng tải và chịu nước tốt hơn nhiều các loại gỗ công nghiệp như mfc hay mdf.

Tuy nhiên, độ bền của sàn gỗ công nghiệp lại phụ thuộc vào tính ổn định và bề mặt bóng mịn của tấm ván gỗ HDF.

Trên đây chia sẻ về gỗ HDF của Kho sàn gỗ Tân Bình. Hi vọng bài viết đã giải đáp được thắc mắc  gỗ HDF là gì và tầm quan trọng thiết thực của gỗ HDF trong thiết kế nội ngoại thất. 

Kho sàn gỗ Tân Bình chính là một trong những địa chỉ cung cấp đa dạng sàn gỗ từ sản phẩm trong nước đến nhập khẩu. Đồng thời chúng tôi còn mang đến cho khách hàng sự hài lòng tuyệt đối về giá cả và dịch vụ tận tâm.

Quý khách có nhu cầu có thể liên hệ theo thông tin bên dưới:

KHO SÀN GỖ TÂN BÌNH

  • Điện thoại: 028 7775 778 – 0909 327 149 – 0937 66 79 86
  • Email: lienhe@khosangotanbinh.com
  • Website:  https://khosangotanbinh.com/
  • Địa chỉ: 368/7 Nguyễn Chí Thanh.P5, Q10, Tp.HCM