Danh mục bài viết
Việc tìm kiếm được một mặt bằng để kinh doanh tốt hiện nay khá khó tìm và còn có thể có những rủi ro. Do đó hình thức sang nhượng mặt bằng đang dần trở nên hot hơn bao giờ hết. Khi sang nhượng vẫn giữ lại các cơ sở vật chất có sẵn và có sẵn lượng khách hàng. Hình thức này có rất nhiều lợi cho cả hai bên nhượng và được nhượng. Tuy nhiên, nó vẫn ẩn chứa các vấn đề khá rắc rối kèm theo nếu như bạn không có kinh nghiệm thì quyền lợi của bạn có thể sẽ bị mất. Dưới đây sẽ cung cấp cho bạn những điều bạn cần chú ý khi sang nhượng mặt bằng.
Nghiên cứu và chuẩn bị những hồ sơ liên quan chuyển nhượng.
Nghiên cứu và kiểm tra về những thông tin hồ sơ liên quan đến mặt bằng chuẩn bị được sang nhượng là việc đầu tiên bạn nên làm. Hãy chắc chắn rằng cuộc sang nhượng mặt bằng này không trái với các quy định pháp luật đề ra. Để tránh gặp phải tình trạng dính phải mặt bằng không chính chủ hoặc mặt bằng được sang cùng lúc nhiều người thì bạn phải xem và nghiên cứu những giấy tờ, hồ sơ liên quan, người sở hữu mặt bằng đó.

Nghiên cứu và chuẩn bị những hồ sơ liên quan chuyển nhượng.
Ngoài ra xem xét thêm mặt bằng đó đã được đăng ký với hình thức nào, là doanh nghiệp tư nhân hay là hộ kinh doanh cá thể. Nó sẽ giúp bạn biết được đối tượng sẽ chuyển nhượng và sẽ thực hiện thủ tục với đúng các quy trình. Meeyland.com hiện đang cung cấp các dịch vụ về sang nhượng mặt bằng với rất nhiều các mặt bằng kinh doanh đang được đăng tải trên website.
Bạn cần xác định được người sẽ chuyển nhượng mặt bằng đó cho bạn là ai?
Bạn nên lưu ý rằng, cần xác định được người sẽ chuyển nhượng mặt bằng là ai. Đó là chủ sở hữu mặt bằng đó hay chỉ là người thuê mặt bằng. Với chủ sở hữu thì khá là đơn giản, không cần suy xét kĩ. Nhưng nếu là người thuê mặt bằng thì bạn cần phải xét rõ ràng. Nếu có thể thì bạn nên yêu cầu cùng gặp chủ sở hữu và người sang nhượng mặt bằng để vấn đề được làm rõ hơn.

Bạn cần xác định được người sẽ chuyển nhượng mặt bằng đó cho bạn là ai?
Yêu cầu người chuyển nhượng đưa ra những giấy tờ ở hợp đồng thuê mặt bằng của họ với chủ sở hữu. Và giấy tờ người này được phép sang lại mặt bằng đó cho người khác. Điều này có thể có trong hợp đồng giữa chủ sở hữu và người sang nhượng. Bạn nên có sự xác nhận với chủ nhà về sự chuyển nhượng này, từ đó có việc gì thì bạn và chủ sở hữu sẽ làm việc trực tiếp với nhau chứ không phải gián tiếp qua ai khác. Nên làm rõ điều này lúc đầu để không gặp phải những tranh chấp về sau.
Thống kê, kiểm tra tài sản của mặt bằng chuẩn bị sang nhượng.
Thường thì khi sang nhượng lại mặt bằng thì sẽ thanh lý cùng luôn các tài sản vật chất kèm theo đó. Cả hai bên cần phải thỏa thuận cụ thể và chi tiết: tên đồ vật, số lượng, hãng, tình trạng sản phẩm. Cẩn phải chỉ rõ đâu là đồ vật bạn mua lại của người chuyển nhượng và đâu là của chủ sở hữu mặt bằng.

Thống kê, kiểm tra tài sản của mặt bằng chuẩn bị sang nhượng.
Qua đó để có thể dễ dàng so sánh và đối chiếu. Xem xét số lượng và đồ vật được liệt kê trong hợp đồng và thực tế ngoài cửa hàng có giống nhau không để tránh phải bồi thường nếu số lượng đồ trả lại khác hợp đồng.
Cần đọc và kiểm tra kĩ hợp đồng trước khi ký sang nhượng mặt bằng.
Bạn và người chuyển nhượng sẽ tiến hành kí hợp đồng sau khi đã xem xét đủ các vấn đề cần thiết. Nên thương lượng về và thỏa thuận rõ về mức giá chuyển nhượng cũng như các vật dụng kèm theo trước đó để cho buổi kí hợp đồng thuận lợi nhất.

Cần đọc và kiểm tra kĩ hợp đồng trước khi ký sang nhượng mặt bằng.
Ở một bản hợp đồng chuyển nhượng mặt bằng thường sẽ bao gồm các yếu tố sau: đối tượng chuyển nhượng, các tài sản hiện có theo mặt bằng, các tài sản vô hình,… quyền lợi và nghĩa vụ của hai bên, những điều được phép và không được phép ở mặt bằng này. Các điều ở trên hợp đồng càng chi tiết và rõ ràng thì sẽ càng tốt cho cả hai bên, tránh xảy ra mâu thuẫn sau này.
Các lưu ý quan trọng khác khi thực hiện việc sang nhượng mặt bằng.
Có một số mặt bằng trước đó đã sử dụng để kinh doanh nhưng lại không có nhiều khách nên chủ mặt bằng muốn sang nhượng lại để cho người khác tiếp tục kinh doanh. Tuy nhiên, nếu trong quá trình kinh doanh mà mặt bằng lại thu được nhiều lợi nhuận thì rất có thể sẽ bị chủ mặt bằng lấy lý do vô lý để lấy lại mặt bằng. Có thể họ sẽ làm nhiều để buộc bạn trả lại mặt bằng đó. Do đó bạn cũng nên chú ý đến thời gian thuê mặt bằng và điều khoản kèm theo nó. Nếu như thời gian trong hợp đồng còn hạn mà chủ vẫn đòi lại thì bạn có thể nhờ đến các cơ quan chức năng vào cuộc. Để giúp bạn không bị mất quyền lợi của mình.
Khi bạn lấy một mặt bằng kinh doanh không tốt thì bạn nên tìm hiểu kĩ lí do. Bạn nên quan sát là do dịch vụ của họ không đủ tốt hay là mặt bằng ở vị trí khu vực dân cư không thuận lợi cho ngành hàng hàng kinh doanh. Có thể tham khảo thêm thông tin của những người xung quanh như hàng xóm cùng theo nhận định xem là mặt hàng mình sẽ kinh doanh có thích hợp với khu vực này không. Đánh giá về mức độ cung cầu, mật độ dân, mức sống.
Qua đó, bạn có thể thấy trước khi quyết định đầu tư vào việc sang nhượng mặt bằng thì bạn sẽ có khá nhiều vấn đề để chuẩn bị và tìm hiểu kỹ. Nhưng sẽ không có gì khó khăn nếu như bạn thực hiện cẩn thận và chu đáo theo từng bước. Với những thông tin về những điều quan trọng khi sang nhượng mặt bằng ở trên hy vọng sẽ giúp ích cho bạn trong việc chuyển nhượng sắp tới.