Hướng dẫn quá trình chăn nuôi gà đá cựa từ A – Z

Danh mục bài viết

Bạn muốn làm giàu từ mô hình chăn nuôi gà đá cựa hay đơn giản là muốn tham khảo thêm những kỹ năng hay trong việc chăm sóc gà chiến? Vậy thì hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giúp bạn đọc có cái nhìn toàn cảnh về việc nuôi, chăm sóc và kỹ thuật chăm gà đá cựa đá gà sv388. ( trực tiếp đá gà )

I – Những vấn đề cần lưu ý khi chăn nuôi gà đá cựa

Khi chăn nuôi cựa sẽ có những yếu tố quan trọng mà sư kê cần quan tâm, cụ thể là chuồng nuôi, chọn giống, cách chăm sóc gà cũng như thực đơn ăn uống hàng ngày.

1. Chuồng nuôi gà đá cựa

Chuồng nuôi gà phải đảm bảo được yếu tố thông thoáng, mát mẻ khi hè đến và ấm áp khi đông sang. Bên cạnh đó việc xây dựng chuồng phải thích hợp với công đoạn dọn dẹp và vệ sinh.

Ngoài khi khi làm chuồng nuôi gà bạn cần quan tâm đến số lượng gà và điều kiện kinh tế của bản thân để xây dựng tốt nhất. Một số dạng chuồng nuôi gà mà quý khách có thể tham khảo như:

– Chuồng bằng bội: Dạng này khá đơn giản, tiện lợi, ít tốn kém chi phí, tạo cảm giác thoải mái cho chiến kê, không gây cảm giác tù túng. Tuy nhiên nếu nuôi lâu dài thì không nên áp dụng cách này.

– Chuồng bê tông kiên cố: Nếu sở hữu số lượng ít gà đá cựa thì nên xây dựng chuồng rộng rãi, sử dụng lá làm mái lợp để đảm bảo sự thông thoáng. Ngoài ra bên trong chuồng nên đặt một cây gỗ ngang để gà có chỗ ngủ cũng như vui chơi.

Ngược lại nếu bạn nuôi số lượng gà đá cựa lớn thì nên xây dựng chuồng có kích thước nhỏ, hai mặt chuồng quay vào nhau và tạo một lối đi ở giữa.

Lưu ý: Dù chọn phương pháp xây chuồng nào thì cũng phải đảm bảo yếu tố rộng rãi để gà tự do đi lại, vỗ cánh. Nên làm nền bằng cát mịn hoặc đất để chân gà không bị thương.

2. Thực đơn nuôi gà đá cựa

Để gà chiến có sức khỏe tốt ngoài các phương pháp luyện tập thì thực đơn ăn uống đóng vai trò rất quan trọng. Khẩu phần ăn của gà đá cựa thường là:

– Thóc, lúa

– Rau xanh như xà lách, giá đỗ…

– Mồi gồm thịt bò, giun, dế, lươn, cá nhỏ,..

– Phụ gia: tỏi, gừng cùng một số vitamin và chất điện giải

 

Đối với những gà đá cựa mới nở, người chăm sóc của có thể áp dụng thức ăn tổng hợp để chiến kê mau lớn, tăng trọng lượng cơ thể. Đợi đến khi trưởng thành thì kết hợp vô mồi và các bài luyện tập để tăng sức khỏe, khả năng chịu đòn, đòn đá có lực. Một vài phương pháp luyện tập nên cho gà áp dụng như:

– Chạy bội

– Quần sương, dãi nắng

– Vần đòn, vần hơi

II – Quy trình chọn giống

Không phải ai cũng biết cách nuôi gà chiến, dù phương pháp chăm sóc có hay đến đâu, khẩu phần ăn có đặc biệt thế nào nếu giống gà không tốt thì cũng không phát huy hết công dụng.

Vì vậy, việc chọn giống gà rất quan trọng, kết hợp với quá trình chăm nuôi sẽ giúp gà tăng trưởng khỏe mạnh và phát triển theo chiều hướng tốt. Nếu lựa chọn gà con, nên chọn những con khỏe mạnh, linh hoạt, ít dị tật.

Trong trường hợp nuôi gà chọn giống thì nên chọn gà bố, gà mẹ khỏe mạnh, ít bệnh, bản tính hung dữ và khả năng đá đòn tốt thì con sinh ra sẽ thừa hưởng được những đặc tính vượt trội trên.

III – Hướng dẫn nhận biết gà cựa hay

Nếu sở hữu một đàn gà đá cựa hoặc chăn nuôi tốt một đàn gà chiến, để nhận biết chiến kê tốt nhất trong đàn, sư kê có thể đánh giá dựa vào:

– Miệng: Gà đá cựa có hơi tốt thì miệng không hôi, không có chất nhớt và không có ké. Bởi trong thi đấu sức bền của gà rất quan trọng và nó thể hiện qua miệng của chúng.

– Cánh: Cánh gà càng lớn, càng khỏe thì càng tốt, nó sẽ giúp chiến kê có sức bay cao và phản đòn mạnh. Có thể kiểm tra bằng cách dùng tay quăng con gà lên cao, vừa đủ qua khỏi đầu, nếu cánh gà khỏe thì tần suất đập sẽ nhiều hơn, thời gian tiếp đất lâu hơn. Thử liên tục 3 lần liên tiếp mà không thấy gà xuống sức thì xin chúc mừng bạn đã sở hữu một chiến kê khỏe mạnh.

– Chân: Đối với gà đá cựa thì chân là vũ khí quan trọng. Thử kiểm tra bằng cách ôm gà rồi đưa lên độ cao bằng chiều cao của gà, thả ra bất ngờ và quan sát xem gà có cắm đầu về phía trước không, chân gà có khụy sát đấy không và gà có giương cánh ra không. Nếu xuất hiện một trong ba vấn đề trên thì chân gà chưa “đạt chuẩn” cần cho chiến kê luyện tập thêm.

Ngoài ra có thể nhận biết gà cựa hay thông qua: cổ gà to, dài và thẳng; lưng rộng; đùi gà to và dài hơn phần cán, chân gà có lớp vảy mỏng, khô,…

Phía trên là quy trình nuôi dưỡng gà đá cựa, làm chuồng nuôi, thực đơn ăn và cách nhận biết chiến kê hay. Hy vọng với những chia sẻ mà chúng tôi tổng hợp ở trên bạn đọc sẽ có thêm những thông tin hữu ích trong cách nuôi gà cũng như lựa chọn gà.